Các bộ phận cơ bản của máy vi tính để bàn là vỏ máy tính, màn hình, bàn phím, chuột và dây nguồn. Mỗi bộ phận đều đóng vai trò quan trọng mỗi khi bạn sử dụng máy tính.

Các bộ phận cơ bản của máy vi tính để bàn là vỏ máy tính, màn hình, bàn phím, chuột và dây nguồn

Vỏ máy tính

Vỏ máy tính - Case hay còn gọi là thùng máy vi tính, là hộp kim loại và nhựa chứa các thành phần chính của máy tính, bao gồm bo mạch chủ, bộ xử lý trung tâm - CPU, ổ dĩa cứng và bộ nguồn. Mặt trước của thùng máy thường có nút Bật/Tắt và một hoặc nhiều ổ đĩa quang.

Vỏ máy tính có nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau

Vỏ máy tính có nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau. Vỏ máy tính dạng nằm ngang - Desktop Case được đặt trên bàn làm việc và màn hình thường nằm bên trên. Vỏ máy tính đứng - Tower Case có thể nằm cạnh màn hình hoặc trên sàn nhà. Máy vi tính tất cả trong một - All in One đi kèm với các thành phần bên trong được tích hợp sẵn trong màn hình mà không cần phải có một vỏ máy riêng biệt.

Màn hình

Màn hình được kết nối với một thiết bị đồ họa - Video Card hay Video Adapter - VGA nằm bên trong vỏ máy tính, giúp hiển thị hình ảnh và văn bản trên màn hình. Hầu hết các màn hình đều có các nút điều khiển cho phép bạn thay đổi cài đặt hiển thị của màn hình và một số màn hình cũng có tích hợp thêm loa.

Màn hình vi tính

Các loại màn hình mới hơn là màn hình LCD - Tinh thể lỏng hoặc LED - điốt phát quang. Chúng có thể được làm rất mỏng và chúng thường được gọi là màn hình phẳng. Màn hình cũ là loại màn hình CRT - Ống tia âm cực. Màn hình CRT lớn hơn và nặng hơn nhiều so với màn hình LCD.

Bàn phím

Bàn phím vi tính

Bàn phím là một trong những cách chính để giao tiếp với máy tính. Có nhiều loại bàn phím khác nhau, nhưng hầu hết đều có các tính năng tương tự nhau và cho phép bạn thực hiện các tác vụ cơ bản giống nhau.

Con chuột

Chuột là một công cụ quan trọng khác để giao tiếp với máy tính. Thường được gọi là thiết bị trỏ, nó cho phép bạn điều khiển con trỏ, thường có hình mũi tên đến các đối tượng trên màn hình, nhấp vào chúng để di chuyển hoặc thực hiện một lệnh nào đó.

Chuột là một công cụ quan trọng để giao tiếp với máy tính

Có hai loại chuột chính: Chuột quang và chuột cơ. Chuột quang sử dụng mắt thần điện tử  hồng ngoại hay Laser để phát hiện chuyển động và dễ dàng vệ sinh hơn. Chuột cơ học sử dụng một quả bi tròn lăn để phát hiện chuyển động và yêu cầu phải vệ sinh thường xuyên để hoạt động tốt.

Các loại chuột khác

Có những thiết bị khác có thể làm điều tương tự giống như chuột. Nhiều người thấy chúng dễ sử dụng hơn và chúng cũng yêu cầu ít không gian bàn hơn chuột truyền thống. Dưới đây là các lựa chọn thay thế chuột phổ biến nhất.

Các loại chuột vi tính khác

Bi xoay - Trackball, có một quả bóng có thể xoay tự do. Thay vì di chuyển thiết bị như chuột, bạn có thể lăn quả bóng bằng ngón tay cái để di chuyển con trỏ.

Bàn di chuột - TouchPad,  còn được gọi là Trackpad - là một bàn di chuột cảm ứng cho phép bạn điều khiển con trỏ bằng cách tạo chuyển động vẽ bằng ngón tay. Bàn di chuột được sử dụng phổ biến trên máy vi tính xách tay.

Ngoài ra còn có các thiết bị trỏ khác như thiết bị trình chiếu không dây - Presentation Remote, chuột bay - Air Mouse,… Những thiết bị này được trang bị công nghệ cho phép người sử dụng cầm trên tay để điều khiển con trỏ chuột thay vì phải đặt xuống mặt phẳng như các loại chuột máy vi tính khác.