Tết Nguyên Tiêu là ngày lễ hội cổ truyền tại Trung Quốc và là Tết Thượng Nguyên tại Việt Nam. Tết Nguyên Tiêu bắt đầu từ giữa đêm 14 - đêm trước trăng rằm và trọn ngày 15 - ngày rằm, cho đến nửa đêm 15 - đêm trăng rằm của tháng Giêng Âm lịch.

Tết Nguyên Tiêu là ngày lễ hội cổ truyền tại Trung Quốc và là Tết Thượng Nguyên tại Việt Nam

Nguồn gốc của ngày Tết Nguyên tiêu

Tết Nguyên tiêu bắt nguồn từ Trung Quốc và qua thời gian, lễ tết này được bổ sung nhiều yếu tố của văn hóa Đông Á, vì thế nguồn gốc của nó cũng được lý giải theo nhiều hướng khác nhau.

Tết nguyên tiêu còn được gọi với nhiều tên khác như tết Thượng Nguyên, tết Trạng Nguyên, tết Nguyên Dạ, tết Hoa Đăng, tết Đoàn Viên,...

Theo sách cổ, tết Nguyên Tiêu không phải là ngày lễ Phật. Phật giáo trong hơn ngàn năm du nhập vào đã gắn kết các phong tục văn hóa của Việt Nam. Tết Nguyên Tiêu không phải là một ngoại lệ, từ một ngày lễ hội có nguồn gốc từ Trung Hoa đã biến đổi thành một ngày Tết mang bản sắc rất riêng của người dân Việt Nam thấm nhuần Phật pháp.

Ý nghĩa của ngày Tết Nguyên tiêu

Theo người xưa, thì cái tên Nguyên Tiêu được giải thích là đêm trăng tròn đầu tiên của một năm, “Nguyên” là thứ nhất, “tiêu” là đêm. Các cụ ngày xưa có câu: “Cúng quanh năm không bằng rằm tháng Giêng”, đây là thời điểm thích hợp nhất để cầu nguyện an lành cho cả năm.

Trọng tâm của ngày Tết Nguyên Tiêu 15 tháng Giêng theo lịch âm là lễ cầu quốc thái dân an, cầu nguyện an lành, khỏe mạnh, no đủ, thịnh vượng và phát triển cho bá tánh và đất nước. Vào ngày này, mọi người thường lên chùa, lễ Phật, điều này trở thành văn hóa truyền thống dân tộc thể hiện ý thức tìm về cội nguồn của người dân Việt Nam nói chung, các Phật tử nói riêng.

Các hoạt động ngày Tết Nguyên Tiêu

Lễ Phật ngày Tết Nguyên Tiêu - Tết Thượng Nguyên tại Việt Nam

Vào ngày Tết Nguyên Tiêu, nhiều thành viên trong gia đình thường quây quần bên nhau, nấu ăn, hàn huyên nói chuyện, sau đó cùng thưởng trà, ăn bánh trôi nước và ngắm trăng.

Do ngày Tết Nguyên tiêu trùng hợp với Rằm tháng Giêng - Rằm Thượng Nguyên, là rằm đầu tiên của năm mới, thời điểm thích hợp nhất để cầu nguyện an lành cho cả năm, nên thu hút sự tham gia đông đảo của giới Phật tử và toàn thể dân chúng. Đây là dịp còn là dịp để người dân bày tỏ lòng thành kính đối với các vị thần, Phật, đối với gia tiên.

Ngoài ra, ngày Tết Nguyên Tiêu còn được gọi là Tết muộn bởi ngày lễ này diễn ra ngay sau Tết Nguyên Đán. Ngày này còn là dịp để các gia đình không may có người thân bị ốm, hay đi vắng vào vào đúng dịp Tết Nguyên Đán có cơ hội để đón Tết bù.

Thời gian gần đây ở Hội An có tổ chức Lễ Hội Đèn Lồng Hội An định kỳ hằng năm vào dịp Tết Nguyên Tiêu. Đây là một lễ hội ban đầu được tổ chức với mục đích quảng bá du lịch nhưng dần dà đã đi vào tâm thức của người dân Hội An. Trong lễ hội Đèn Lồng Hội An có rất nhiều chương trình tiết mục biểu diễn văn nghệ xen kẽ với rất nhiều các hoạt động nghệ thuật như sắp đặt đèn lồng, thi đèn lồng nghệ thuật, trang trí lồng đèn, bắn pháp hoa nghệ thuật… đặc biệt Lễ Hội Đèn Lồng Hội An kéo dài từ trước Tết Âm lịch cho đến cuối tháng Giêng âm lịch tái hiện nhiều truyền thống văn hóa phong tục Việt Nam như: lễ thượng nêu, gói bánh tét, hoa đăng trên sông… Trong khoảng thời gian này nhà nhà ở Hội An đều treo đèn lồng, loại đèn lồng đặc biệt do người dân Hội An làm ra.

Xem bài viết về Rằm tháng Giêng - Rằm Thượng Nguyên