Ngày 1 tháng 6 hàng năm được gọi là ngày Quốc tế Thiếu nhi - International Children's Day hay Ngày Thiếu nhi, Ngày Trẻ em, Tết Nhi Đồng,... Vào ngày này, trẻ em thường được nhận những lời chúc mừng và những món quà của người thân. Đồng thời đây cũng là ngày nhắc nhở mọi người hãy quan tâm chăm sóc và bảo vệ trẻ em tốt hơn.

Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1 tháng 6

Nguồn gốc của ngày Quốc tế Thiếu nhi

Để tưởng nhớ đến hàng trăm trẻ em vô tội đã bị Đức Quốc Xã sát hại nhẫn tâm, năm 1949, Liên đoàn Phụ nữ dân chủ Quốc tế đã quyết định lấy ngày 1 tháng 6 hàng năm làm ngày Quốc tế bảo vệ thiếu nhi nhằm đòi chính phủ các nước phải nhận trách nhiệm về đời sống thiếu nhi, đòi giảm ngân sách quân sự để tăng ngân sách giáo dục, bảo vệ và chăm sóc thiếu niên, nhi đồng. Kể từ năm 1950, ngày 1 tháng 6 hàng năm trở thành ngày của thiếu nhi.

Ngày Quốc tế thiếu nhi trên thế giới

Tại đa số các nước Phương tây, Trung Đông, Châu phi và Nam bán cầu đều có Ngày Trẻ Em, tổ chức vào các thời điểm khác nhau trong năm. Ngày Trẻ Em ở Úc là ngày thứ Tư tuần bốn của tháng 10, ở Brazil là ngày 12 tháng 10, còn là ngày Đức Mẹ Aparecida, ngày nghỉ toàn quốc tại Brazil.

Trong khi đó, ngày Trẻ Em ở Ấn Độ là ngày 14 tháng 11, mừng sinh nhật nhà lãnh đạo Jawaharlal Nehru - Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ.

Ở Nhật, Ngày Quốc tế Thiếu nhi là ngày nghỉ toàn quốc, gọi là “Kodomo no Hi”, và được tổ chức vào ngày 5 tháng 5. Kodomo no Hi nghĩa là Ngày Trẻ Em, một ngày trong lễ hội Tuần lễ Vàng của Nhật (Japanese Golden Week festival), được tổ chức để tôn vinh trẻ em và mừng chúng hạnh phúc.

Tuy nhiên, tại Châu âu, Ngày Trẻ Em là ngày đặc biệt của Liên hợp quốc, đặc biệt là UNICEF - United Nations International Children’s Emergency Fund. Năm 2011, hội nghị thượng đỉnh các nước G8 tổ chức tại Heiligendamm - Đức, từ ngày 6 tháng 6 đến ngày 8 tháng 6 quan tâm vấn đề nghèo khổ ở Châu phi và ngăn ngừa HIV ở trẻ em.

  • Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc viết tắt là UNICEF - United Nations International Children's Emergency Fund là một quỹ cứu tế được thành lập bởi Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 11 tháng 12 năm 1946.
  • Năm 1953, Liên Hiệp Quốc thay đổi tên từ Quỹ Khẩn cấp Nhi đồng Quốc tế Liên Hiệp Quốc - United Nations International Children's Emergency Fund thành Cơ quan Cứu trợ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc, nhưng nó vẫn được gọi tắt theo từ chữ đầu UNICEF bắt nguồn từ tên cũ.

Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc - UNICEF

Ngày Quốc tế thiếu nhi ở Việt Nam

Kể từ năm 1950, ngày 1 tháng 6 hàng năm trở thành ngày của thiếu nhi. Trên thực tế, ngày 1 tháng 6 phần lớn chỉ được kỷ niệm ở vài chục nước theo chế độ Chủ nghĩa xã hội trước đây và Việt Nam tiếp tục duy trì ngày 1 tháng 6 là ngày Quốc tế thiếu nhi.

Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em – Văn kiện pháp lý Quốc tế đầu tiên đề cập toàn diện đến các quyền trẻ em dựa trên nguyên tắc trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ và giúp đỡ đặc biệt. Hàng năm, từ ngày 15 tháng 5 đến ngày 30 tháng 6 được coi là tháng Hành động vì trẻ em Việt Nam.

Các hoạt động nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi 1 tháng 6

Ngày lễ Quốc tế Thiếu nhi thường được đánh dấu bằng các bài phát biểu về quyền và an sinh của trẻ em, các chương trình truyền hình trẻ em, các buổi tiệc, những hoạt động khác nhau có liên quan hoặc dành riêng cho trẻ em, các gia đình tổ chức sinh hoạt ngoài trời,...