Trong khi nhiều người thường lầm tưởng Úc là đất nước đón năm mới sớm nhất thế giới, thì trên thực tế, danh hiệu này thuộc về đảo Tonga và đảo Christmas của Cộng hòa Kiribati và nhà nước độc lập Samoa - Tây Samoa.

Nơi đón năm mới sớm nhất và trễ nhất trên thế giới
Nơi đón năm mới sớm nhất và trễ nhất trên thế giới

Đảo Tonga và đảo Christmas là nơi đón năm mới sớm nhất

Tiếng chuông chào đón năm mới ở đảo Tonga, đảo Christmas và Tây Samoa sẽ vang lên lúc 17h ngày 31/12 (giờ Việt Nam). 

Sau đó một giờ, lễ mừng năm mới sẽ diễn ra tại New Zealand.

Đảo Tonga là nơi đón năm mới sớm nhất
Đảo Tonga là nơi đón năm mới sớm nhất

Đảo Baker và đảo Howland là nơi đón năm mới muộn nhất

Ngược lại, vùng đất đón năm mới muộn nhất trên thế giới là đảo Baker và Howland - hai hòn đảo hẻo lánh ngoài khơi nước Mỹ. Nơi đây sẽ đón chào ngày đầu tiên của năm mới vào lúc 19h ngày 1/1 (giờ Việt Nam).

Đảo Baker là nơi đón năm mới muộn nhất
Đảo Baker là nơi đón năm mới muộn nhất

Trước đó một giờ, người dân đảo Samoa thuộc Mỹ (Đông Samoa) cũng sẽ ăn mừng năm mới.

Nhà nước độc lập Samoa (Tây Samoa) và Samoa thuộc Mỹ (Đông Samoa) là hai quốc gia ở Nam Thái Bình Dương. Dù chỉ nằm cách nhau 150 km, nhưng Đông Samoa là khu vực đầu tiên trên thế giới đón năm mới, trong khi Tây Samoa phải đợi thêm 25 tiếng mới sang thời khắc giao thừa. Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng thú vị này là do đường đổi ngày quốc tế (IDL) nằm ngăn giữa Đông và Tây Samoa.

Đường đổi ngày quốc tế, hay đường thay đổi ngày quốc tế, là một đường tưởng tượng dùng để làm ranh giới giữa múi giờ UTC +12 và UTC -12, đi gần với kinh tuyến 180 độ kinh Đông từ Bắc Cực, qua eo biển Bering, Thái Bình dương, cho đến Nam Cực, được quy định bởi Hội nghị quốc tế về kinh tuyến họp tại Washington năm 1884. Thực tế, đường đổi ngày không phải là một đường thẳng đọc kinh tuyến 180 độ, mà là một đường gấp khúc, nhằm cố gắng bảo đảm trên cùng một quốc gia không có 2 ngày cùng được tính. Theo quy định, khi các phương tiện giao thông đi ngang qua đường này, ngày tháng sẽ phải thay đổi. Đi từ bán cầu Tây sang bán cầu Đông qua đường này, tức là đi từ bên phải sang bên trái đường đổi ngày (cũng có nghĩa là đi từ phía đông sang phía tây qua nó), thì phải tăng 1 ngày. Đi từ bán cầu Đông sang bán cầu Tây, tức là đi từ bên trái sang bên phải của đường này, thì phải giảm 1 ngày.

Thứ tự đón năm mới của các quốc gia trên thế giới theo giờ Việt Nam

  • 17h ngày 31/12: Đảo Tonga, đảo Christmas của Cộng hòa Kiribati và quốc đảo Samoa (Tây Samoa)
  • 18h ngày 31/12: New Zealand
  • 20h - 22h15’ ngày 31/12: Úc
  • 22h ngày 31/12: Nhật Bản và Hàn Quốc
  • 22h30’ ngày 31/12: Triều Tiên
  • 23h ngày 31/12: Trung Quốc, Philippines, Singapore
  • 0h ngày 1/1: Phần lớn Indonesia, Việt Nam, Lào, Campuchia...
  • 0h30’ ngày 1/1: Myanmar và Quần đảo Cocos
  • 1h ngày 1/1: Bangladesh
  • 1h15’ ngày 1/1: Nepal
  • 1h30’ ngày 1/1: Ấn Độ và Sri Lanka
  • 2h ngày 1/1: Pakistan
  • 2h30’ ngày 1/1: Afghanistan
  • 3h ngày 1/1: Azerbaijan
  • 3h30’ ngày 1/1: Iran
  • 4h ngày 1/1: Moscow/Nga
  • 5h ngày 1/1: Hy Lạp
  • 6h ngày 1/1: Đức
  • 7h ngày 1/1: Vương quốc Anh
  • 9h - 10h ngày 1/1: Brazil
  • 10h ngày 1/1: Argentina, Paraguay
  • 10h30’ - 15h ngày 1/1: Mỹ, Canada
  • 16h ngày 1/1: Alaska
  • 17h ngày 1/1: Hawaii
  • 18h ngày 1/1: Đảo Samoa thuộc Mỹ (Đông Samoa)
  • 19h ngày 1/1: Đảo Baker, đảo Howland

Phản hồi bài viết

Gửi ý kiến đóng góp hoặc thắc mắc của
bạn về bài viết này!

Xin vui lòng nhập chính xác địa chỉ Email của bạn để nhận được thư trả lời.