Lịch sử ngày truyền thống công nhân Mỏ Việt Nam

Cuộc Tổng bãi công của hơn 3 vạn thợ mỏ tháng 11/1936 giành thắng lợi vẻ vang đã trở thành một trong những sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất của phong trào cách mạng Việt Nam nói chung, của giai cấp công nhân Việt Nam nói riêng trong thời kỳ đấu tranh đòi quyền dân sinh dân chủ do Đảng lãnh đạo (1936 - 1939).

Tượng đài Vinh quang thợ mỏ Việt Nam

Ngày 12/11/1936, giai cấp công nhân khu mỏ đã nhất tề quật khởi, anh dũng đấu tranh chống chế độ bóc lột hà khắc của bọn chủ mỏ. Cuộc đấu tranh này đã nổ ra từ Cẩm Phả, Hồng Gai đến Mông Dương, Uông Bí, Mạo Khê v.v... đã gây ảnh hưởng rộng lớn đối với trong và ngoài nước và giành được thắng lợi to lớn. Bọn chủ mỏ đã phải nhượng bộ. Đây là một trong những cuộc đấu tranh vĩ đại nhất của giai cấp công nhân khu mỏ dưới sự lãnh đạo của Đảng, nó đã ghi thêm một trang sử oanh liệt trong lịch sử đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam. Vì vậy Ban Thường vụ Khu ủy đã quyết định: Từ năm 1961 trở đi, toàn khu mỏ sẽ lấy ngày 12/11 hàng năm để tổ chức kỷ niệm cuộc đấu tranh anh dũng năm 1936, coi ngày đó là Ngày hội lớn của giai cấp công nhân và nhân dân khu mỏ.

Các hoạt động ngày truyền thống công nhân Mỏ Việt Nam

Các hoạt động ngày truyền thống công nhân Mỏ Việt Nam

Tổ chức nhiều hoạt động mít tinh, kỷ niệm để cán bộ, công nhân cùng ghi nhớ, ôn lại truyền thống của ngành mỏ. Các hoạt động văn hóa, thể thao, văn nghệ, thi viết tìm hiểu ngày Truyền thống Công nhân vùng Mỏ - Truyền thống ngành Than; thi sáng tác các tác phẩm: thơ, văn và thi sáng tác các ca khúc với chủ đề: “Tự hào Than - Khoáng sản Việt Nam”, thi sáng tác ảnh “TKV - Khơi dậy tiềm năng đất nước”,... 

Ngành mỏ là một tổ hợp đa ngành kỹ thuật – công nghệ liên quan tới các công tác xây dựng mỏ, khai thác mỏ, làm giàu, chế biến khoáng sản phục vụ cho nền kinh tế quốc dân như công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải v.v… Khoáng sản có thể được khai thác dưới lòng đất, dưới đáy biển và đại dương.

BuaXua.vn