Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Dengue gây ra và có thể lây truyền cho cả trẻ em và người trưởng thành. Hiện nay chưa có biện pháp phòng bệnh và điều trị đặc hiệu nên có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh do xuất huyết dưới nhiều hình thức.
Các dấu hiệu nhận biết sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là một những bệnh có diễn biến rất phức tạp. Người mắc bệnh thường chủ quan trước những biểu hiện của bệnh do nhầm lẫn với các bệnh thông thường, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Vì vậy, mỗi người dân nên chú ý các dấu hiệu sau để kịp thời chữa trị sốt xuất huyết:
- Sốt cao đột ngột 39 - 40ºC kéo dài.
- Đau đầu dữ dội ở vùng trán, nhức hai hốc mắt sau nhãn cầu, đau bụng, đau cơ, khớp.
- Cơ thể mệt mỏi, lừ đừ.
- Trẻ không hoạt bát, không vui chơi.
- Chán ăn, buồn nôn, ói.
- Xuất huyết dưới da, xuất huyết tiêu hóa, đi cầu phân đen.
- Chảy máu mũi, chảy máu chân răng.
Cách điều trị sốt xuất huyết
- Lau mát để hạ sốt. sử dụng các phương pháp vật lý như chườm bằng nước ấm vào các vùng trán, nách, bẹn, mặc quần áo rộng rãi thoáng mát.
- Ăn thức ăn lỏng dễ tiêu như cháo, súp,...
- Uống nghiều nước.
- Hạn chế uống nước trái cây hoặc ăn thức ăn có màu đỏ, nâu hay đen để tránh nhầm lẫn với xuất huyết đường tiêu hóa.
- Hạn chế đi lại, nên nằm nghỉ ngơi tại giường.
- Không tùy tiện sử dụng các loại thuốc hạ sốt không rõ loại.
- Khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Cách phòng tránh sốt xuất huyết
Muỗi vằn là trung gian lây truyền sốt xuất huyết. Quá trình truyền nhiễm được hình thành khi muỗi vằn đốt người bệnh, virus trong máu người bệnh sẽ truyền sang tế bào muỗi và tồn tại được khoảng 12 ngày. Khi đốt người khác, muỗi sẽ truyền virus sang cơ thể họ. Do đó biện pháp phòng tránh sốt xuất huyết tốt nhất là tiêu diệt muỗi vằn.
- Dọn dẹp nhà cửa, không để nước đọng, ao tù.
- Diệt loăng quăng - bọ gậy trong các vật dụng chứa nước, đồ phế thải có nước đọng.
- Mặc quần dài, áo dài tay khi ra ngoài lúc chiều tối.
- Nằm ngủ trong mùng, màn.
- Phun thuốc diệt muỗi, dùng bình xịt diệt muỗi.