Ngày Rằm tháng Bảy hàng năm là Rằm Trung Nguyên, dân gian vẫn thường gọi ngày này là ngày xá tội vong nhân. Theo Đạo Phật, ngày Rằm tháng Bảy còn là ngày Phật hoan hỷ, ngày Tặng Tự Tứ, ngày Tăng Thọ Tuế và ngày Vu Lan báo hiếu...

Thả đèn hoa đăng cầu nguyện vào ngày Rằm tháng Bảy – Rằm Trung Nguyên

Ý nghĩa Rằm Trung Nguyên

Theo Phật giáo, một năm có 12 ngày rằm và trong đó có 3 ngày rằm lớn đó là Rằm tháng Giêng còn gọi là Rằm Thượng Nguyên, Rằm tháng Bảy còn gọi là Rằm Trung Nguyên và Rằm tháng Mười còn gọi là Rằm Hạ Nguyên.

Rằm Trung Nguyên còn được gọi là Tết Trung Nguyên là dịp hướng về đa nguyên hóa và nhân văn. Đặc biệt là luôn tôn trọng sinh mệnh và phát huy giá trị sinh mệnh làm cho ngày Tểt Trung Nguyên này có ý nghĩa và nội hàm giáo dục sinh mệnh phong phú nhất. Đối mặt vối tháng ma quỷ này, con người đã vứt bỏ đi những cái cấm kỵ sợ hãi không thích hợp, dùng tư duy mới xem xét mối quan hệ giữa người và quỷ gạt bỏ những sợ hãi và hoang mang của tử vong từ đó xây dựng nên đạo lý thích hợp với trí tuệ và cái nhìn đúng đắn về tử vong, phát huy ý nghĩa giá giá trị của sinh mệnh mở ra cuộc đời hiểu biết trọn vẹn. Rằm tháng bảy là dịp đế người sống tri ân cùng người đá khuất thể hiện một tấm lòng nhân đạo sâu sắc và thấm thía.

Ngày xá tội vong nhân

Theo Phật thuyết Cứu bạt diêm khẩu ngạ quỷ đà la ni kinh thì việc cúng cô hồn có liên quan đến câu chuyện giữa ông A Nan đà - thường gọi tắt là A Nan, với một con quỷ miệng lửa - diệm khẩu, cũng gọi là quỷ mặt cháy - diêm nhiên. Có một buổi tối, A Nan đang ngồi trong tịnh thất thì thấy một con quỷ đói thân thê hơi gầy, cổ nhỏ mà dài, miệng nhả ra lửa bước vào. Quỷ cho biết rằng ba ngày sau A Nan sẽ chết và sẽ luân hồi vào cõi quỷ đói miệng lửa mặt cháy như nó. A Nan sợ bèn nhờ quỷ bày cho phương cách tránh khỏi khố đồ. Quỷ đói nói: “Ngày mai ông phải thí cho bọn quỷ đói chúng tôi mỗi đứa một hộc thức ăn, lại vì tôi mà cúng lương Tam Bảo thì ông sẽ được tăng thọ mà tôi đây cũng sẽ được sinh về cõi trên”.

A Nan đem chuyện thưa với Đức Phật. Phật bèn đặt cho bài chú gọi là Cứu bạt diêm khẩu ngạ quỷ đà La ni, đem tụng trong lễ cúng để được thêm phước. Phật tử Trung Hoa gọi lễ cúng này là Phóng diêm khẩu, lức là cúng để bố thí và cầu nguyện cho loài quỷ đói miệng lửa, nhưng dân gian thì hiểu rộng ra coi đây là ngày cúng cô hồn, tức là cúng thí cho những vong hồn vủt vờ không nơi nương tựa vì không có ai là thân nhân trên trần gian cúng bái. Vì tục cúng cô hồn bắt nguồn lừ sự tích này, cho nên ngày nay người ta vẫn còn nói rúng cô hồn là Phóng diêm khẩu, có khi còn nói tắt thành Diệm khẩu nữa. Diệm khẩu, từ cái nghĩa gốc là quỷ miệng lửa, nay lại có nghĩa là cúng cô hồn. Phóng diện khẩu là “thả quỷ miệng lửa”, lại hiểu rộng ra là “tha tội cho tất cả những người đã chết, thế nên có câu “tháng bảy ngày rằm xá tội vong nhân”.

Phật thuyết Cứu bạt diêm khẩu ngạ quỷ đà la ni kinh

Xem bài viết Phong tục cúng cô hồn tháng 7 Âm lịch

Ngày Phật hoan hỷ

Ngày Rằm tháng Bảy gọi là ngày đức Phật hoan hỷ, bởi lẽ trong thất chúng đệ tử của Phật, chúng tỳ kheo là chúng đệ tử gần gũi nhất. Chúng thừa đương Phật pháp để truyền bá giáo hóa cho chúng sinh, chúng mang hình dáng của Phật làm gương mẫu ở thế gian, chúng mà trong ba tháng an cư kiết hạ đã viên mãn và kết thúc vào ngày Rằm tháng Bảy âm lịch.

Thông thường, khi chư tăng thọ giới pháp xong là tu niệm, nhưng vì phật sự đa đoan nên sự tu niệm ấy không được chuyên cần bằng ba tháng an cư. Ba tháng an cư theo luật Phật chế, chúng tỳ kheo phải cấm túc ở yên, hạn chế tối đa sự đi lại.

  • Một là vì phong thổ Ấn Độ lúc bấy giờ mùa hạ là mùa mưa, các loại côn trùng sinh sản ra nhiều, mà chúng tăng đi khất thực sẽ dẫm đạp lên nhiều loại côn trùng, làm tổn thương đến lòng từ bi tế vật.
  • Hai là, chúng tăng đi khất thực thì y, áo, bình bát sẽ bị thấm ướt, mất trang nghiêm nên thế gian có phần chê trách. Vì vậy, nên đức Phật dạy chúng tỳ kheo trong ba tháng mùa mưa phải cấm túc an cư, hạn chế việc đi ra ngoài để tập trung vào sự tu niệm, củng cố sự sống trong thanh tịnh hòa hợp, cảnh tỉnh thân tâm để tinh tấn trong con đường đạo hạnh. Cho nên một khi đệ tử của Phật tu hành trong ba tháng viên mãn thanh tịnh, kết thúc ba tháng an cư, đức Phật vui mừng lắm. Mừng cho đệ tử của mình đã hoàn thành ba tháng an cư thanh tịnh, cho nên gọi là ngày Phật vui mừng.

Ba tháng an cư kiết hạ đã viên mãn và kết thúc vào ngày Rằm tháng Bảy âm lịch

Ngày Tăng Tự tứ

Ngày chúng tăng sau ba tháng an cư tu tập nghĩ rằng: Tuy mình đã gắng tu như thế nhưng không chắc đã tránh hết lỗi lầm, nên ngày Rằm tháng Bảy cùng nhau tập trung lại, cầu mong những vị có giới đức thanh tịnh hơn mình chỉ lỗi lầm cho. Nếu mình tự thấy mắc phải lỗi lầm đó, phải phát lộ sám hối. Đó là một việc hết sức đặc biệt trong ngày Tự tứ.

Thông thường, mỗi khi có lỗi là tìm cách né tránh, tìm cách che giấu kẻo sợ người khác biết thì xấu hổ, hoặc sợ nếu biết lỗi của mình thì lần sau mình không làm lại được nữa, cho nên thường thường là che giấu, không bộc lộ, trừ khi có ai hỏi đến, kẹt lắm mới nói tới có phạm, có vấp lỗi nọ lỗi kia. Hoặc giả, có phát lộ sám hối chăng thì cũng phát lộ âm thầm trước ngôi Tam bảo, chứ ít khi công khai nhờ người chỉ lỗi cho mình ra giữa đại chúng.

Nhưng theo đạo Phật, ba tháng hạ an cư xong rồi, đức Phật dạy hàng tỳ kheo phải cầu người khác chỉ lỗi cho mình, nghĩa là không phải để đợi người khác chỉ mà tự mình phải cầu người khác tự do chỉ cho, mình phải đối trước người đó mà thưa: "Thưa Đại đức, ngày nay chúng tăng tự tứ, tôi cũng tự tứ, tôi có điều gì sai phạm mà Đại đức thấy, nghe hoặc nghi, xin Đại đức thương xót chỉ cho, nếu tôi thấy có phạm thì xin như Pháp sám hối".

Nói như vậy ngầm ý rằng: Tôi không phàn nàn, không thắc mắc và tôi không có oán trách chi Đại đức hết! Đó chính là ý nghĩa mà mình phát tâm cầu mong được thanh tịnh, không có chút nào che giấu, thành tâm cầu người khác tự do nói không e dè chi hết, nếu thấy có lỗi thì cứ chỉ cho. Đó là một thái độ rất cao thượng cởi mở để làm cho mình hết sạch tội lỗi. Vì vậy trong ngày đó gọi là ngày tăng Tự tứ. Tự tứ nghĩa là cầu người khác không ngần ngại chỉ lỗi mình ra, để cho mình biết mà sám hối, nên gọi là tăng Tự tứ.

Chư Tăng làm lễ Tự tứ sau mỗi mùa an cư

Ngày Tăng Thọ tuế

Thọ tuế là nhận tuổi. Theo thế gian, nếu cha mẹ sinh ra đủ năm 12 tháng thì mới gọi là tròn một tuổi. Nhưng trong luật Phật chế, hàng xuất gia thọ giới của đức Phật không tính tuổi theo năm tháng kiểu thế gian trên - mà tính tuổi theo hạ lạp. Nghĩa là năm nào có an cư kiết hạ được trọn vẹn thì được tính một tuổi. Thí dụ: Vị nào an cư kiết hạ từ 15 tháng 4 Âm lịch đến 15 tháng 7 Âm lịch là mãn hạ, như vậy được tính một năm hạ, tức một tuổi hạ. Ai đã thọ cụ túc giới nhưng không an cư thì không tính tuổi hạ, còn ai kiết hạ an cư liên tục thì được tính nhiều tuổi hạ.

Cho nên chúng ta thường nghe ở các chùa khi đọc tiểu sử của một vị tăng nào viên tịch, thường nhắc đến tuổi đời và hạ lạp. Thí dụ vị đó 80 tuổi đời và 60 hạ lạp, nghĩa là vị đó có tuổi cha mẹ sinh là 80 năm, còn tuổi hạ là 60 hạ lạp. Hạ lạp được tính và ngày rằm Tự tứ, sau khi đã tu hành tròn ba tháng hạ. Tuy nhiên, cũng có trường hợp, đúng theo luật Phật chế, 20 tuổi thì được thọ giới tỳ kheo, nhưng vì thiếu duyên, có vị 25 tuổi mới thọ giới tỳ kheo và sau khi thọ giới mỗi năm đều có kiết hạ.

Nếu vị ấy viên tịch vào tuổi 70, thì vị ấy được 45 tuổi hạ và 70 tuổi đời. Nếu một vị tỳ kheo thọ giới rồi mà không an cư lần nào cả thì coi như vị ấy hoàn toàn không có tuổi hạ, khác với cha mẹ sinh ta ra, dù ta có làm hay không làm gì đi nữa hoặc giả có ngủ cả năm đi nữa thì tròn một năm cũng vẫn được tính tuổi từng năm một. Trái lại, vị tỳ kheo thì phải có kiết giới an cư thì mới nhận tuổi, còn không an cư, thì không tính hạ lạp cũng gọi là giới lạp, pháp lạp

Ngày Vu Lan báo hiếu

Vu Lan còn được hiểu là lễ báo hiếu, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo Việt Nam. Thường vào thời điểm này trong năm những người con hiếu thảo tự nhiên cảm thấy lòng mình lâng lâng nỗi niềm bâng khuâng tưởng nhớ đến ông bà cha mẹ.

Xuất phát từ sự tích về Đại Đức Mục Kiền Liên, một trong hai đại đệ tử của Phật Thích Ca, với lòng đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ và tổ tiên nói chung - cha mẹ của kiếp này và của các kiếp trước.

Xem bai viết Ngày lễ Vu Lan báo hiếu