Windows 10 được giới thiệu với nhiều tính năng mới, bao gồm các tùy chọn để sử dụng giao diện cảm ứng được tối ưu hóa dành cho máy tính bảng hoặc giao diện truyền thống cho máy tính để bàn. Theo Microsoft, Windows 10 là một hệ điều hành giống như là một dịch vụ mà nó sẽ được cập nhật các tính năng và chức năng mới.

Màn hình Start Menu của Hệ điều hành Windows 10

Yâu cầu hệ thống cần thiết để cài đặt và sử dụng Windows 10

Windows 10 hoạt động tốt trên các máy vi tính có cùng cấu hình như đang chạy Windows 7, Windows 8:

  • Bộ vi xử lý (CPU): 1 gigahertz (GHz) hoặc nhanh hơn.
  • Bộ nhớ (RAM): 1 gigabyte (GB) (Phiên bản Windows 32-bit) hoặc 2 GB (Phiên bản Windows 64-bit)
  • Ổ dĩa cứng (HDD): 16 GB (Phiên bản Windows 32-bit) hoặc 20 GB (Phiên bản Windows 64-bit)
  • Thiết bị đồ họa (Graphics card): Tương thích Microsoft DirectX 9 hoặc cao hơn.
  • Để sử dụng tính năng cảm ứng chạm tay, bạn cần có một máy tính bảng (Tablet) hoặc màn hình hỗ trợ cảm ứng đa chạm (MultiTouch)
  • Muốn truy cập vào kho ứng dụng Windows Store để tải và chạy các ứng dụng này, máy vi tính của bạn cần được kết nối Internet và có một màn hình với độ phân giải (Screen Resolution) ít nhất là 1024 x 768px.
  • Để chụp các ứng dụng, bạn cần nột màn hình có độ phân giải ít nhất là 1366 x 768px.

Những gì cần phải chuẩn bị trước khi cài Windows 10

  • Máy vi tính của bạn phải có ổ dĩa quang DVD-ROM, nếu cài từ dĩa DVD.
  • Đã được thiết lập để có thể khởi động từ dĩa CD/DVD-ROM.
  • Dĩa DVD Windows 10 và Khóa sản phẩm - Product Key.

Tải các phiên bản cài đặt hệ điều hành Windows nguyên gốc

Xem hướng dẫn Cách thiết lập khởi động từ CD-ROM cho máy vi tính

Nếu muốn cài từ ổ đĩa USB thì bạn hãy chuẩn bị sẵn bộ cài đặt Windows 10 trong USB, và USB này có thể khởi động được.

Xem hướng dẫn Cách tạo ổ đĩa USB khởi động để cài Windows 10

Sau đây là các bước cài đặt Windows 10

Khởi động máy vi tính từ dĩa DVD/USB Windows 10. Chương trình cài đặt sẽ kiểm tra các thiết bị phần cứng của hệ thống và nếu đáp ứng được yêu cầu thì màn hình Windows Setup sẽ xuất hiện. Tại đây bạn có các lựa chọn sau:

  1. Chọn ngôn ngữ cài đặt.
  2. Chọn định dạng cho thời gian và đơn vị tiền tệ phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn.
  3. Chọn loại bàn phím sử dụng.

Sau khi chọn xong nhấn Next để tiếp tục.

Nếu bạn không biết phải chọn gì thì cứ để nguyên mặc định, có thể thay đổi sau.

Tại bước tiế theo, bạn hãy nhấn Install now để chọn cài đặt Windows 10.

Nhập mã số sản phẩm (Product key) của Windows 10 vào ô trống. Bạn chỉ cần nhập các ký tự, các dấu ngăn cách (gạch nối) sẽ được tự động thêm vào. Sau khi nhập xong nhấn Next để tiếp tục.

Nếu bạn chưa có mã sản phẩm thì hãy nhấn vào dòng chữ I don't have a product key. Bạn sẽ cung cấp mã sản phẩm sau khi cài đặt xong và dùng thử một thời gian.

Bước tiếp theo bạn sẽ chọn phiên bản cài đặt Windows 10. Sau khi thực hiện xong nhấn Next để tiếp tục.

Nếu bạn không chắc thì hãy chọn Windows 10 Pro. Windows 10 Pro sẽ đầy đủ tính năng hơn Windows 10 Home.

Bước tiếp theo, tại đây bạn phải đánh dấu vào ô I accept the license terms để chấp nhận các điều kiện sử dụng của Windows. Sau khi thực hiện xong nhấn Next để tiếp tục.

Tại màn hình lựa chọn kiểu cài đặt, bạn hãy chọn Custom: Install Windows only (advanced) để cài đặt mới Windows 10.

Tiếp theo bạn sẽ chọn ổ dĩa nào muốn cài đặt Windows 10. Bạn có thể chọn bất cứ ổ dĩa hoặc phân vùng (Partition) nào cũng được, tuy nhiên thông thường nên chọn ổ dĩa và phân vùng đầu tiên (nếu có nhiều ổ dĩa). Sau khi chọn xong nhấn Next để tiếp tục.

Nếu bạn muốn phân chia ổ dĩa cứng thành nhiều phân vùng (Partition) thì có thể thực hiện ngay tại bước này bằng cách sử dụng các công cụ giúp chia ổ dĩa: New (Tạo phân vùng mới); Delete (Xóa phân vùng đang được chọn, toàn bộ dữ liệu sẽ bị xóa sạch nếu có); Format (Định dạng lại phân vùng đang được chọn, toàn bộ dữ liệu sẽ bị xóa sạch nếu có); Extend (Mở rộng phân vùng đang được chọn nếu dung lượng ổ dĩa còn trống).

Windows 10 sẽ tiến hành sao chép các tập tin cần thiết cho việc cài đặt. Quá trình cài đặt này hoàn toàn tự động và Windows sẽ tự khởi động lại khi cần thiết. Thời gian có thể mất vài chục phút hoặc nhiều hơn, tùy thuộc vào tốc độ của hệ thống và lúc này bạn có thể rời khỏi máy vi tính nếu muốn.

Khi xuất hiện màn hình thiết lập các thông số cho Windows 10. Bạn hãy chọn Ues express settings để Windows tự chọn các thiết lập tối ưu cho bạn.

Tại màn hình Who owns this PC, bạn sẽ lựa chọn theo nhu cầu sử dụng của mình. Nếu máy vi tính này được cài đặt ở cơ quan hay trường học có nhiều người sử dụng thì bạn hãy chọn My work or school owns it. Nếu máy vi tính này của riêng bạn thì hãy chọn I own it. Sau khi nhập xong nhấn Next để tiếp tục.

Tại màn hình Make it yours, nếu bạn đã có tài khoản của Microsoft thì hãy dùng nó để đăng nhập. Nếu bạn chưa có thì có thể nhấn vào dòng chữ Create one! để tạo tài khoản mới. Nếu bạn không muốn sử dụng tài khoản của Microsoft thì hãy nhấn vào dòng chữ Skip this step để bỏ qua bước này.

Trong quá trình thiết lập, nếu xuất hiện thông báo lỗi kết nối, bạn hãy nhấn Skip để bỏ qua.

Tới bước Create an account for this PC, bạn sẽ lần lượt thực hiện như sau:

  1. Đặt tên cho tài khoản đăng nhập vào Windows 10 (thường là tên của người sử dụng máy vi tính).
  2. Đặt mật khẩu để bảo vệ cho tài khoản này.
  3. Nhập lại mật khẩu một lần nữa dể xác nhận.
  4. Nhập vài từ để gợi ý về mật khẩu vừa đặt, việc này sẽ giúp bạn nhớ lại mật khẩu nếu quên.

Nếu bạn không muốn đặt mật khẩu thì có thể bỏ qua các phần 2, 34. Sau khi nhập xong nhấn Next để hoàn tất việc cài đặt Windows 10.

Màn hình Start Menu của Windows 10

  • Windows 10 sẽ tiếp tục tự động hoàn tất việc thiết lập các thông số cần thiết. Sau cùng màn hình chính của Windows 10 sẽ xuất hiện với giao diện hoàn toàn mới lạ đang chờ bạn khám phá.

Màn hình Start của Windows 10

Bạn hãy tìm xem các bài hướng dẫn cách đăng ký bản quyền và kích hoạt Windows 10, cách kiểm tra các thiết bị có được cài đặt đầy đủ chương trình điều khiển thiết bị hay chưa trên trang web http://www.buaxua.vn 

Xem phim hướng dẫn cách cài Windows 10

{youtube}g_M3epWawy0{/youtube}