Tết Dương lịch hay còn gọi là Tết Tây

Tết Dương lịch hay còn gọi là Tết Tây, tiếng Anh là New Year's Day, New Year's hoặc New Year. Đây là một ngày lễ diễn ra vào ngày 1 tháng 1, ngày đầu tiên trong năm theo lịch Gregorius cũng như lịch Julius, là dịp lễ quan trọng trong năm của nhiều dân tộc và nền văn hóa trên thế giới.

Chúc mừng năm mới - Tết Dương lịch
Chúc mừng năm mới - Tết Dương lịch

Ngày nay, khi hầu hết các quốc gia sử dụng lịch Gregorius, Tết Dương lịch có thể coi là ngày lễ chung lớn nhất, thường có pháo hoa bắn vào lúc 0 giờ, khi năm mới bắt đầu theo múi giờ của từng quốc gia. Những truyền thống của ngày Tết Dương lịch trên toàn cầu bao gồm quyết định đầu năm, dịch vụ nhà thờ hoặc gọi điện cho bạn bè và gia đình.

Bắn pháo hoa mừng năm mới - Tết Dương lịch
Bắn pháo hoa mừng năm mới - Tết Dương lịch

Mọi người trên thế giới đón mừng năm mới - Tết Dương lịch
Mọi người trên thế giới đón mừng năm mới - Tết Dương lịch

Lịch sử ngày Tết Dương Lịch

Vào thời kỳ tiền cơ đốc giáo theo lịch Julius, ngày này được dành tặng cho Janus, một vị thần cổ đại của Ý, vị thần của sự khởi đầu và quá trình chuyển đổi. Tên vị thần này cũng được đặt tên cho tháng 1 (January). Là một ngày trong lịch Gregorius của người Cơ đốc giáo, ngày Tết Dương lịch đánh dấu theo nghi thức trong lễ đặt tên và cắt bao quy đầu của chúa Giê-Su, cũng được tiến hành trong giáo hội Luther và giáo hội Alica.

Lễ đặt tên và cắt bao quy đầu của chúa Giê-Su
Lễ đặt tên và cắt bao quy đầu của chúa Giê-Su

  • Lịch Gregorius, còn gọi là Tây lịch, Công lịch, là một bộ lịch do Giáo hoàng Grêgôriô XIII đưa ra vào năm 1582. Lịch Gregorius chia thành 12 tháng với 365 ngày, cứ 4 năm thì thêm một ngày vào cuối tháng 2 tạo thành năm nhuận. Trước đó lịch Julius quy ước một năm có 365,25 ngày, song độ dài của năm mặt trời là 365,242216 ngày cho nên một năm theo lịch Julius dài hơn khoảng 0,0078 ngày so với năm mặt trời (tức là khoảng 11 phút 14 giây).
  • Lịch Julius, hay như trước đây phiên âm từ tiếng Pháp sang là lịch Juliêng, được Julius Caesar giới thiệu năm 46 TCN và có hiệu lực từ năm 45 TCN (709 ab urbe condita). Nó đã được lựa chọn sau khi có sự tư vấn của nhà thiên văn người Alexandria là Sosigenes và đã được thiết kế để gần đúng với năm chí tuyến, đã được biết ít nhất là từ thời Hipparchus. Nó có các năm thường 365 ngày được chia thành 12 tháng, và ngày nhuận được thêm vào tháng Hai sau mỗi 4 năm. Vì thế năm Julius trung bình dài 365,25 ngày.

Tết Dương lịch ở Việt Nam

Tết Dương lịch ở Việt Nam người dân được nghỉ 1 ngày, nếu rơi vào ngày nghỉ cuối tuần thì sẽ được nghỉ bù vào ngày kế tiếp. Trong dịp lễ này các gia đình thường đi chơi ở công viên, trung tâm thương mại hoặc tổ chức gặp mặt liên hoan. Nếu được nghỉ dài ngày, mọi người sẽ tổ chức đi chơi xa hoặc về quê.

Bắn pháo hoa chào đón năm mới - Tết Dương lịch ở Việt Nam
Bắn pháo hoa chào đón năm mới - Tết Dương lịch ở Việt Nam

Ở Việt Nam, Tết Dương lịch không phải là ngày lễ lớn nhất. Tết Nguyên đán hay còn gọi là Âm lịch mới là ngày Tết, ngày lễ lớn nhất trong năm của Việt Nam.

Phản hồi bài viết

Gửi ý kiến đóng góp hoặc thắc mắc của
bạn về bài viết này!

Xin vui lòng nhập chính xác địa chỉ Email của bạn để nhận được thư trả lời.