Từ xưa người Việt Nam đã có phong tục chưng hoa ngày tết vì theo quan niệm của mọi người thì tên và màu sắc của các loài hoa sẽ mang những ý nghĩa tốt đẹp và may mắn cho năm mới. Hoa Đào có quyền lực trừ ma và mọi xấu xa, màu đỏ của hoa chứa đựng sinh khí mạnh. Hoa Mai màu vàng tượng trưng cho sự cao thượng, vinh hiển, cao sang,...

Phong tục chưng hoa ngày tết của người Việt Nam
Phong tục chưng hoa ngày tết của người Việt Nam

Hoa Đào ngày Tết

Hoa Đào ngày Tết
Hoa Đào ngày Tết

Miền Bắc thường chọn cành Đào đỏ để cắm trên bàn thờ hoặc cây Đào trang trí trong nhà, theo quan niệm người xưa, Đào có quyền lực trừ ma và mọi xấu xa, màu đỏ chứa đựng sinh khí mạnh, màu Đào đỏ thắm là lời cầu nguyện và chúc phúc đầu xuân.

Sự tích hoa Đào ngày Tết
Ngày xưa, ở phía Đông núi Sóc Sơn, có một cây hoa Đào mọc đã lâu đời. Cành lá Đào sum suê, to lớn khác thường, bóng rậm che phủ cả một vùng rộng. Có hai vị thần tên là Trà và Uất Lũy trú ngụ ở trên cây hoa Đào khổng lồ này, tỏa rộng uy quyền che chở cho dân chúng khắp vùng. Quỷ dữ hay ma quái nào bén mảng lui đến ắt khó mà tránh khỏi sự trừng phạt của hai vị thần linh. Ma quỷ rất khiếp sợ uy vũ sấm sét của hai vị thần, đến nỗi sợ luôn cả cây Đào. Chỉ cần trông thấy cành hoa Đào là bỏ chạy xa bay. Đến ngày cuối năm, cũng như các thần khác, hai thần Trà và Uất Lũy phải lên thiên đình chầu Ngọc Hoàng.
Trong mấy ngày Tết, hai thần vắng mặt ở trần gian, ma quỷ hoành hành, tác oai tác quái. Để ma quỷ khỏi quấy phá, dân chúng đã đi bẻ cành hoa Đào về cắm trong lọ, nhỡ ai không bẻ được cành đào thì lấy giấy hồng điều vẽ hình hai vị thần linh dán ở cột trước nhà, để xua đuổi ma quỷ.
Từ đó, hàng năm cứ mỗi dịp Tết đến, mọi nhà đều cố gắng đi bẻ cành hoa Đào về cắm trong nhà trừ ma quỷ.

Hoa Mai ngày Tết

Hoa Mai ngày Tết
Hoa Mai ngày Tết

Miền Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới rất thích hợp môi trường cho hoa Mai đơm bông nảy mầm mỗi dịp Xuân về Tết đến. Miền Trung và miền Nam lại hay dùng cành Mai vàng hơn miền Bắc, màu vàng tượng trưng cho sự cao thượng vinh hiển cao sang, màu vàng còn tượng trưng cho vua chúa - thời phong kiến. Màu vàng thuộc hành Thổ trong Ngũ hành, theo quan điểm người Việt, Thổ nằm ở vị trí trung tâm và màu vàng được tượng trưng cho sự phát triển nòi giống. Đối với người miền Nam, nếu hoa Mai nở đúng vào lúc đón giao thừa hay nở vào sáng sớm ngày mùng một Tết thì điều đó có nghĩa là sự may mắn, thịnh vượng, và hạnh phúc sẽ đến với cả gia đình trong năm đó.

Cây Quất - Cây Tắc ngày Tết

Cây Quất - Cây Tắc ngày Tết
Cây Quất - Cây Tắc ngày Tết

Cây Quất miền Nam gọi là Tắc, Tây Nam Bộ gọi là Hạnh. Tết đến, cây Quất thường được trang trí tại phòng khách. Cây Quất Tết ngày càng có nhiều kiểu dáng cầu kỳ nhưng vẫn phải bảo đảm sự sum suê, lá xanh tốt, quả vàng chi chít thể hiện sự trù phú, hứa hẹn năm mới được mùa, ăn nên làm ra, dồi dào sức sống.

Hoa Lan ngày Tết

Hoa Lan ngày Tết
Hoa Lan ngày Tết

Hoa Lan từ xưa đã được mệnh danh là "Nữ hoàng của các loài hoa" bởi vẻ đẹp kiều diễm cùng hương thơm tinh khiết, hoa lan còn là biểu tượng phong thủy của sự sinh sôi nảy nở. Hoa Lan rất đa dạng về chủng loại, màu sắc đồng thời hoa có độ bền cao. Việc trang trí hoa lan trong nhà những ngày Tết khiến bạn có cảm giác như mang cả tinh túy của tạo hóa, thể hiện sự quý phái, vừa sang trọng lại vừa trang nhã.

Ngoài hai loại hoa đặc trưng cho Tết là hoa Đào và hoa Mai, hầu như nhà nào cũng có thêm những loại hoa để thờ cúng và hoa trang trí. Hoa thờ cúng có thể là hoa Vạn thọ, Cúc, Lay-ơn, hoa Huệ,... Hoa để trang trí thì muôn màu sắc như hoa Hồng, hoa Thủy tiên, hoa Lan, hoa Thược dược, hoa Violet, hoa Đồng tiền, hoa Ly,... Ngoài ra hoa Cẩm chướng, hoa Loa kèn, hoa Huệ tây, hoa Thạch thảo, lá Măng,... cắm kèm sẽ tạo sự phong phú và mang ý nghĩa sum họp cho bình hoa ngày tết. Màu sắc tươi vui chủ đạo của bình hoa cũng ngụ ý cầu mong một năm mới làm ăn phát đạt, gia đình an khang và sung túc.

Xem thêm bài viết Ý nghĩa của các loài hoa

Phản hồi bài viết

Gửi ý kiến đóng góp hoặc thắc mắc của
bạn về bài viết này!

Xin vui lòng nhập chính xác địa chỉ Email của bạn để nhận được thư trả lời.