Joomla! là hệ thống quản trị nội dung trang web (CMS - Content management system) mã nguồn mở (Open-source) và được sử dụng miễn phí. Với Joomla! bạn có thể dễ dàng có ngay một trang web đa dạng phù hợp với mọi nhu cầu (cá nhân, doanh ngiệp, thương mại điện tử,...) mà không cần đòi hỏi bạn phải là một chuyên gia thiết kế web mới thực hiện được.

Tải gói cài đặt Joomla! 1.7.x

Phiên bản Joomla! 1.7 được tải về tại trang web http://www.joomla.org hoặc tại đây. Gói cài đặt Joomla! thường được nén dưới 3 dạng: ZIP, TAR.GZTAR.BZ2, bạn hãy chọn gói cài đặt nào có thể mở được trên máy tính của mình. Nếu không biết thì bạn hãy chọn gói cài đặt được nén dưới dạng .ZIP, đây là dạng nén thông dụng có thể mở được trên hầu hất các máy tính có cài đặt Windows.

Tải gói cài đặt Joomla! 1.7.x
Tải gói cài đặt Joomla! 1.7.x

Các bước chuẩn bị trước khi cài đặt Joomla!

  • Localhost là thuật ngữ việc chỉ việc sử dụng chương trình Web Server trên máy tính cá nhân để làm máy chủ web. (Xem hướng dẫn cách cài đặt chương trình Server với WAMPXAMPP).
  • Khởi động chương trình Server.
  • Do Joomla! có sử dụng cơ sở dữ liệu (Database) nên bạn phải tạo trước Databse và ghi nhớ các thông tin này. (Xem hướng dẫn Cách tạo Database bằng phpMyAdmin trên localhost).
  • Bạn hãy giải nén toàn bộ thư mục và tập tin trong gói cài đặt Joomla! vào thư mục web gốc (Web root) thư mục này thường có tên là www hoặc public_html.

Các thư mục và tập tin của Joomla!
Các thư mục và tập tin của Joomla!

Cài đặt Joomla! 1.7.x trên localhost

  • Mở trình duyệt web và nhập http://localhost vào ô địa chỉ của trình duyệt sau đó nhấn Go hoặc phím Enter.

Địa chỉ web trên localhost
Địa chỉ web trên localhost

Chương trình cài đặt Joomla sẽ xuất hiện trong cửa sổ của trình duyệt. Sau đây là các bước cài đăt Joomla! 1.7 trên Localhost

Choose language (Chọn ngôn ngữ cài đặt)

  • Bạn hãy chọn ngôn ngữ cài đặt. Đây chỉ là ngôn ngữ hiển thị trong quá trình cài đặt sau khi cài đặt xong nếu ngôn ngữ mà bạn chọn đã được tích hợp sẵn trong bộ cài đặt thì Joomla! sẽ hiển thị luôn ngôn ngữ này, nếu không thì sẽ hiển thị ngôn ngữ mặc định là tiếng Anh và bạn cần phải tự tay cài đặt thêm gói ngôn ngữ của mình. Sau khi chọn xong nhấn Next.

Chọn ngôn ngữ cài đặt Joomla!
Chọn ngôn ngữ cài đặt Joomla!

Pre-Installation check (Kiểm tra trước khi cài đặt)

  • Để đảm bảo quá trình cài đặt và sử dụng Joomla! được tốt nhất, chương trình sẽ kiểm tra trước các thông số của máy chủ web xem có phù hợp với Joomla! hay không. Đây cũng chính là các thông số cần biết để sau này chọn Host cho các trang web được thiết kế bằng Joomla!
  • Tất cả các thông số đều phải có màu xanh như trong hình, nếu có thông số nào màu đỏ thì chứng tỏ thông số đó không phù hợp với Joomla! bạn cần phải thay đổi lại thông số này và nhấn vào nút Check Again để kiểm tra lại.
  • Nếu tất cả thông số đều đúng thì bạn hãy nhấn Next để tiếp tục.

Kiểm tra trước khi cài đặt Joomla!
Kiểm tra trước khi cài đặt Joomla!

License (Điều kiện sử dụng)

  • Bạn có thể xem và hiểu các điều kiện tại đây để tránh các vi phạm về việc sử dụng Joomla!, sau khi xem xong nhấn Next để tiếp tục.

Điều kiện sử dụng Joomla!
Điều kiện sử dụng Joomla!

Database (Cơ sở dữ liệu)

  • Khai báo các thông số để Joomla! kết nối với Database mà bạn đã tạo trước ở phần chuẩn bị.

Khai báo kết nối Cơ sở dữ liệu
Khai báo kết nối Cơ sở dữ liệu

  1. Database Type: Chọn loại cơ sở dữ liệu, thông thường là MySQL
  2. Host Name: Nhập tên của Host, thông thường là localhost
  3. Username: Nhập tên của tài khoản truy cập Database, do cài đặt trên Localhost nên tên truy cập này thường mặc định thường là root
  4. Password: Nhập mật khẩu truy cập Database, do cài đặt trên Localhost nên mật khẩu truy cập này để trống (không có mật khẩu).
  5. Database Name: Nhập tên của Database, đây là tên được bạn đặt lúc tạo Database.
  6. Table Prefix: Tiền tố của các bảng dữ liệu, sẽ được Joomla! 1.7 tạo một cách ngẫu nhiên, bạn có thể đặt lại theo ý mình nếu muốn.
  7. Backup/Remove: Lựa chọn Sao lưu (Backup) hay Xóa (Remove) các bảng dữ liệu đã có sẵn nếu sử dụng lại Database cũ.
  • Nhấn Next để tiếp tục. Nếu các thông tin khai báo đúng thì chương trình cài đặt sẽ chuyển sang bước kế tiếp, nếu không thì chương trình sẽ yêu cầu bạn nhập đúng các thông tin mới có thể tiếp tục được.

FTP Configuration (Thiết lập cấu hình FTP)

  • Đây là phần thiết lập FTP, một giao thức truyền tập tin trên mạng internet. Bước cài đặt này thông thường không cần phải thực hiện trừ khi đối với một số Host có yêu cầu. Bạn hãy bỏ qua các thông số này và nhấn Next để tiếp tục (Sau này có thể thiết lập lại khi cần thiết trong phần quản lý Joomla!).

Thiết lập cấu hình FTP
Thiết lập cấu hình FTP

Configuration (Phần cấu hình)

  • Tại bước này bạn sẽ thiết lập các thông tin cho trang web của mình.

Thiết lập cấu hình cho Joomla!
Thiết lập cấu hình cho Joomla!

  1. Site Name: Nhập tên cho trang web, đây là tên của trang web chứ không phải tên miền (Domain Name) tuy nhiên nếu muốn bạn cũng vẫn có thể đặt theo tên miền.
    Ngoài ra bạn cũng có thể nhấn vào Advanced Settings - optional để nhập thêm thông tin:
    Meta Description: Nhập phần mô tả ngắn để giới thiệu cho nội dung của trang web.
    - Meta Keywords: Nhập các từ khóa có liên quan đến nội dung của trang web, từ khóa này giúp người sử dụng tìm kiếm được trang web của bạn khi sử dụng các công cụ tìm kiếm (Yahoo, Google,...). Bạn có thể nhập nhiều từ khóa, mỗi từ cách nhau bởi dấu phẩy (,).
  2. Admin Email: Nhập địa chỉ email của người quản trị trang web, đây cũng chính là địa chỉ Email dùng để trao đổi thông tin tự động giữa trang web và các thành viên.
  3. Admin Username: Đặt tên cho tài khoản dùng để truy cập vào phần quản trị của trang web, có thể đặt tên tùy ý, đây là tài khoản có quyền hạn cao nhất (Super Admin).
  4. Admin Password: Đặt mật khẩu cho tài khoản quản trị của trang web.
  5. Confirm Admin Password: Nhập lại một lần nữa để xác nhận mật khẩu này.
  6. Install Sample Data (Cài đặt dữ liệu mẫu), nếu đây là lần đầu tiên cài đặt và sử dụng Joomla! thì bạn hãy nhấn vào nút này để tìm hiểu cách thiết lập cấu hình và sử dụng thông qua các dữ liệu mẫu. Sau khi nhấn vào nút này thì nó sẽ thông báo dữ liệu mẫu đã được cài đặt và ẩn đi.

Cài đặt dữ liệu mẫu của Joomla!
Cài đặt dữ liệu mẫu của Joomla!

  • Nếu bạn không muốn cài đặt dữ liệu mẫu thì hãy bỏ qua phần này. Sau khi thực hiện xong bước này bạn hãy nhấn Next để tiếp tục.

Finish (Hoàn tất cài đặt)

Hoàn tất cài đặt Joomla!
Hoàn tất cài đặt Joomla!

  • Sau cùng chương trình cài đặt đã hoàn tất, tới bước này bạn cần phải nhấn vào nút Remove Installation folder để xóa thư mục chứa các tập tin cài đặt. Mục đích của việc này là tránh trường hợp cài đặt lại Joomla! một cách không mong muốn. Sau khi xóa nút này sẽ được ẩn đi.

Xóa bỏ thư mục cài đặt của Joomla!
Xóa bỏ thư mục cài đặt của Joomla!

Bây giờ bạn sẽ có 2 lựa chọn:

1. Nhấn vào nút Site để truy cập vào phần nội dung chính của trang web, đây là phần hiển thị nội dung của trang web đối với người truy cập. Ngoài ra bất cứ lúc nào bạn cũng có thể truy cập vào trang chính này thông qua địa chỉ http://localhost (khi cài đặt trên Localhost)

    • Nếu không cài đặt dữ liệu mẫu ở Bước 6 thì trang web chỉ có giao diện mặc định và Menu chính mà không có bất cứ nội dung nào khác:

    Trang chủ Joomla! không có dữ liệu mẫu
    Trang chủ Joomla! không có dữ liệu mẫu

    • Nếu bạn có cài đặt dữ liệu mẫu thì trang web sẽ hiển thị nội dung mẫu:

    Trang chủ Joomla! có dữ liệu mẫu
    Trang chủ Joomla! có dữ liệu mẫu

    2. Nhấn vào nút Administrator để truy cập vào phần quản trị của trang web với Username và Password đã được tạo ra ở Bước 6. Ngoài ra bất cứ lúc nào bạn cũng có thể truy cập vào phần quản trị này qua địa chỉ http://localhost/administrator (khi cài đặt trên Localhost)

    Phần quản lý Joomla! Administrator
    Phần quản lý Joomla! Administrator

    Như vậy là việc cài đặt Joomla! đã hoàn tất và trang web của bạn đã có thể bắt đầu hoạt động. Mặc định Joomla! sẽ cung cấp sẵn cho bạn một số chức năng tối thiểu cần thiết, tuy nhiên bất cứ lúc nào bạn cũng có thể truy cập vào địa chỉ http://extensions.joomla.org/ để tìm và cài đặt thêm các chức năng khác như: Ngôn ngữ (Language), các thành phần mở rộng (Extensions) có chức năng khác,... 



    BuaXua.vn

      Phản hồi bài viết

      Gửi ý kiến đóng góp hoặc thắc mắc của
      bạn về bài viết này!

      Xin vui lòng nhập chính xác địa chỉ Email của bạn để nhận được thư trả lời.